Máy rửa chén là trợ thủ nhà bếp đắc lực của các bạn nội trợ vì giúp tiết kiệm thời gian, công sức rửa bát và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho tất cả thành viên trong gia đình. Để máy rửa chén hoạt động hiệu quả thì việc xếp vật dụng vào máy đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc xếp sai cách không chỉ làm cho chén không được rửa sạch hoàn toàn, mà còn có thể làm hỏng máy hoặc gây nguy hiểm cho người sử dụng. Trong bài viết sau đây, SAKURA Việt Nam sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết hơn về cách sắp xếp vật dụng vào máy rửa bát đơn giản. Cùng phá phá dưới đây!
Cách sắp xếp đồ vào máy rửa bát
Sau đây, SAKURA Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn đọc chi tiết cách xếp đồ vào máy rửa chén chi tiết từ A-Z vô cùng đơn giản và nhanh chóng giúp chén đĩa sạch bóng. Cụ thể:
Chuẩn bị trước khi sắp xếp
Trước khi cho chén dĩa vào máy rửa chén, điều quan trọng là bạn phải loại bỏ hết thức ăn thừa. Thức ăn thừa bám dính trên chén dĩa có thể làm tắc nghẽn bộ lọc của máy rửa chén, khiến máy hoạt động kém hiệu quả và thậm chí là hư hỏng. Ngoài ra, thức ăn thừa còn có thể bám lại trên chén dĩa sau khi rửa, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng. Đồng thời, việc loại bỏ thức ăn thừa sẽ giúp bát đĩa được rửa sạch hơn.
Bạn có thể làm sạch chén, đĩa bằng miếng bọt biển, giấy ăn hoặc thìa cao su để loại bỏ thức ăn thừa. Sau đó, bạn có thể rửa sơ chén dĩa bằng nước sạch để loại bỏ xương, tăm, các loại hạt, dầu mỡ và rác cứng,…
Cách xếp chén, tô, dĩa vào máy rửa chén
Đối với ngăn trên, bạn có thể đặt chén, bát cơm, đĩa chấm, chén chấm, tô súp, đĩa nhỏ tráng miệng. Ưu tiên xếp những đồ dùng có kích thước nhỏ gọn này ở trên vì ngăn trên có không gian hẹp hơn và áp lực nước phun nhẹ nhàng hơn nên nước dễ dàng len lỏi vào mọi ngóc ngách, làm sạch hiệu quả.
Ngăn dưới nên đặt các loại đĩa có đường kính vừa và lớn, tô canh hoặc đĩa sâu lòng. Không gian ngăn dưới máy rửa chén có diện tích rộng rãi nên có thể xếp được các loại dĩa có kích thước lớn hơn, đồng thời kết hợp với áp lực nước mạnh của ngăn dưới sẽ giúp đánh bay mọi vết bẩn cứng đầu trong quá trình rửa.
Để giúp chén, tô, đĩa được làm sạch hiệu quả thì khi xếp chén vào máy rửa chén, các bạn nên xếp các đồ có đường kính lớn hơn ở các cạnh ngoài, các đồ có đường kính nhỏ hơn xếp dần đối diện vào tâm của máy rửa chén. Cách sắp xếp này giúp tạo khoảng trống giữa các vật dụng, đảm bảo tất cả các chén dĩa đều được tiếp xúc trực tiếp với tia nước từ cánh tay phun giúp chén, đĩa được làm sạch ở mọi ngóc ngách.
Tùy thuộc vào kích thước của chén, tô, đĩa mà có thể linh hoạt xếp ở ngăn trên và ngăn dưới của máy rửa chén sao cho phù hợp với không gian bên trong máy, tránh để lộn xộn là được.
Cách xếp xoong, nồi, chảo vào máy rửa chén
Đối với các loại chảo, khay nước sẽ được đặt nghiêng, nồi úp xuống hoặc gác nghiêng. Việc này giúp nước có thể len lỏi vào mọi ngóc ngách, đánh bay mọi vết bẩn dầu mỡ và thức ăn thừa cứng đầu, đảm bảo chén bát được làm sạch hoàn toàn. Nếu bạn để chảo nằm ngang hoặc ngửa ra ngoài, chúng sẽ chặn hết nước không cho nước lùa lên ngăn trên.
Những vật dụng nấu nướng có kích thước lớn như: chảo rán, nồi hầm, khay nướng, nồi xoong,.. thì bạn nên đặt ở ngăn dưới. Vì ngăn dưới có lực phun nước mạnh mẽ hơn, giúp đánh bay dầu mỡ và thức ăn thừa bám dính hiệu quả. Đồng thời, việc sắp xếp này cũng giúp tối ưu hóa không gian bên trong máy, cho phép bạn xếp được nhiều chén dĩa hơn. Trường hợp nếu xoong, nồi, chảo hoặc dụng cụ nấu ăn còn dính nhiều dầu mỡ thì bạn hãy chọn chế độ rửa chén chuyên sâu với nhiệt độ cao hơn.
Khi xếp chảo có cán vào máy rửa chén, thì bạn hãy tháo rời cán chảo ra khi rửa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh để cán chảo chạm vào cánh tay phun nước, đảm bảo nước rửa có thể tiếp xúc trực tiếp với mọi bề mặt của chảo và không gây cản trở cho hoạt động của máy.
Bên cạnh đó, bạn có thể xếp thớt, lưới lọc hút mùi ở các cạnh bên của giàn dưới hoặc giàn trên tùy theo kích thước của chúng. Cách sắp xếp thông minh này giúp bạn tận dụng tối đa không gian bên trong máy, đảm bảo mọi dụng cụ nhà bếp đều được làm sạch hiệu quả trong cùng một khoảng thời gian.
Cách xếp ly, cốc vào máy rửa chén
Điều quan trọng mà bạn cần phải lưu ý khi xếp ly, cốc vào máy rửa chén đó chính là không xếp ly chạm sát nhau. Khi máy hoạt động, áp lực phun nước mạnh từ vòi phun có thể khiến ly, cốc va chạm vào nhau, dẫn đến sứt mẻ, nứt vỡ trong quá trình rửa.
Bạn cần phải úp ngược ly, cốc xuống, không đặt nằm ngang. Việc này giúp nước rửa chén và các tia nước phun dễ dàng len lỏi vào bên trong, làm sạch hiệu quả ly, cốc ở mọi ngóc ngách. Ngoài ra, úp ngược ly, cốc còn giúp hạn chế tình trạng nước bẩn ứ đọng lại trong ly, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Hiện nay, hầu hết các máy rửa chén đều có khay gập trên, được thiết kế riêng để xếp ly rượu. Khay gập này có các khe giá đỡ đặc biệt giúp cố định ly rượu an toàn, tránh rung lắc và va đập. Hơn nữa, khay gập bằng nhựa này cũng có thể sử dụng để sắp xếp các ly trà hay cà phê nhỏ một cách gọn gàng và tiết kiệm không gian.
Cách xếp dao, đũa, thìa vào máy rửa chén
Các máy rửa chén hiện đại hiện nay hầu hết đều sẽ có khu vực riêng, thường là một giỏ kèm trong máy để người dùng đựng các dụng cụ nấu ăn nhỏ như thìa, dao, đũa, kéo,… Việc sắp xếp đúng cách không chỉ giúp chúng được rửa sạch hiệu quả mà còn bảo vệ dụng cụ và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Khi xếp dao, đũa, thìa vào máy rửa chén bạn cần phải:
- Dao, kéo nên được cắm lưỡi cắt xuống dưới để tránh va chạm với các dụng cụ khác trong quá trình rửa. Nên sắp xếp xen kẽ dao, kéo với các dụng cụ khác như thìa, đũa để tạo khoảng trống, đảm bảo nước rửa chén có thể len lỏi vào từng ngóc ngách, làm sạch hiệu quả mọi cặn bẩn.
- Đối với các loại máy rửa chén có ngăn để dao kéo phía trên cùng, bạn nên xếp dao kéo đũa theo chiều ngang. Cách xếp này giúp tiết kiệm không gian và đảm bảo các dụng cụ được rửa sạch hiệu quả hơn.
- Muỗng to và thìa nên được đặt theo chiều ngang thay vì dựng đứng để tránh bị lật úp trong quá trình rửa cũng như cản trở hoạt động của cánh tay phun nước. Ngay cả khi đã hết chỗ, bạn vẫn có thể gác muỗng, xẻng lên trên các đồ dùng khác mà không ảnh hưởng đến hiệu quả rửa sạch chén, bát.
Lưu ý khi xếp chén vào máy rửa chén
Bạn cần phải lưu ý 7 điều quan trọng sau khi xếp chén, bát, ly và các dụng cụ khác vào máy rửa chén:
- Ở khâu chuẩn bị, đối với những mảng bám cứng đầu từ thức ăn, bạn nên ngâm bở hoặc chà sơ trước khi đặt vào máy, hạn chế tình trạng tắc nghẽn bộ lọc và tăng hiệu quả làm sạch của máy.
- Không nên rửa các loại dao sắc mỏng đắt tiền và dao bằng sứ trong máy rửa bát. Lưỡi dao có thể bị mòn mẻ, xỉn màu do va đập với các vật dụng khác trong quá trình hoạt động của máy.
- Một số xoong, nồi, chảo và các loại bát đĩa khác có lớp phủ Teflon chống dính được nhà sản xuất khuyến cáo không dùng trong máy rửa chén. Vì nhiệt độ và hóa chất tẩy rửa có thể làm hỏng lớp chống dính.
- Không nên xếp quá nhiều chén dĩa khiến máy bị quá tải, làm cho nước và chất tẩy rửa không thể lưu thông hiệu quả, dẫn đến tình trạng chén dĩa không được làm sạch hoàn toàn. Xếp chén dĩa với mật độ vừa phải, đảm bảo khoảng cách giữa các vật dụng để nước và chất tẩy rửa có thể len lỏi vào mọi ngóc ngách, làm sạch mảng bám cứng đầu.
- Đặt úp các đồ dùng xuống, không để chén dĩa chồng lên nhau, xếp đồ nhỏ dần và đối mặt về tâm máy. Cách sắp xếp này giúp nước phun từ vòi rửa có thể tiếp cận mọi bề mặt, đảm bảo chén dĩa được làm sạch bóng và giúp tối ưu hóa không gian.
- Không nên xếp phần đầu nhỏ của đũa hướng xuống dưới vì có thể làm gãy hoặc hư hỏng đũa. Tương tự, không nên xếp lưỡi dao dài hướng lên trên vì có thể gây nguy hiểm cho bạn và các thành viên trong gia đình khi lấy chén dĩa ra khỏi máy.
- Bạn nên sắp xếp chén dĩa một cách cẩn thận, tránh để chúng chạm vào nhau vì áp suất của vòi phun nước trong máy rửa chén rất mạnh có thể khiến những vật dụng bằng thủy tinh, đồ mỏng manh sẽ dễ bị xô đổ, nứt vỡ.
Giải đáp các thắc mắc về cách xếp đồ vào máy rửa chén
Sau đây, SAKURA Việt Nam sẽ hỗ trợ bạn đọc giải đáp một số thắc mắc thường gặp về cách xếp vật dụng vào máy rửa chén một cách dễ hiểu và chi tiết nhất.
Những vật dụng nào không nên để vào máy rửa chén?
Không phải vật dụng nào cũng đều có thể để vào máy rửa chén. Dưới đây là danh sách những vật dụng bạn không nên cho vào máy rửa chén:
- Đồ thủy tinh cao cấp: Đồ thủy tinh pha lê mỏng manh và dễ vỡ, có thể bị nứt hoặc vỡ khi va chạm với các vật dụng khác trong máy rửa chén. Ngoài ra, một số chất tẩy rửa có trong máy rửa chén có thể làm cho đồ thủy tinh bị ố vàng.
- Đồ vật được làm bằng nhựa và sợi tổng hợp: Nhiệt độ bên trong máy rửa bát rất cao dao động từ 60-85 độ C sẽ làm cho nhựa hay sợi tổng hợp có khả năng chịu lực kém bị biến dạng, đổi màu.
- Vật dụng có phủ lớp chống dính Teflon: Nồng độ chất tẩy rửa cao kết hợp cùng với nhiệt độ nước nóng sẽ làm cho lớp Teflon bị bong tróc, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
- Đồ dùng bằng gỗ: Gỗ có thể bị cong vênh, nứt nẻ và phai màu khi tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm cao trong máy rửa chén.
- Đồ dùng bằng nhôm hoặc đồng: Những kim loại này dễ bị oxy hóa và đổi màu khi tiếp xúc với nước nóng, chất tẩy rửa trong máy rửa chén.
- Đồ mạ vàng, mạ bạc và sơn mài: Lớp mạ sơn trên những vật dụng này có thể bị bong tróc hoặc phai màu khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và chất tẩy rửa, gây mất thẩm mỹ và không tốt cho sức khỏe.
- Vật dụng có nhãn dán hoặc keo dán: Nhãn dán và keo dán có thể bong tróc và làm tắc nghẽn bộ lọc của máy rửa chén.
- Chai, lọ cổ nhỏ: Đồ vật này khó có thể vệ sinh làm sạch hoàn toàn vì đường kính miệng lọ quá nhỏ, tia nước không phun vào sâu bên trong được.
Nên đặt các mặt bẩn của bát đĩa hướng về phía nào?
Đặt các mặt bẩn của bát đĩa hướng về phía tâm máy rửa chén – phía tay phun của máy rửa chén, nơi có các tia nước hoạt động mạnh nhất. Các vòi phun nước trong máy rửa chén được thiết kế để phun nước theo nhiều hướng, từ đó giúp làm sạch hiệu quả mọi ngóc ngách của bát đĩa. Do đó, khi đặt mặt bẩn hướng về phía giữa máy, các vòi phun sẽ dễ dàng tiếp cận và loại bỏ cặn bẩn bám dính trên bề mặt. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt úp bát đĩa xuống thay vì úp ngược để nước không bị đọng lại bên trong và tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Việc đặt mặt bẩn hướng về phía giữa máy giúp nước chảy ra dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng nước đọng lại ở bát, đĩa.
Có mẹo nào để xếp được nhiều bát đĩa hơn vào máy rửa bát không?
Để tối ưu hóa không gian trong máy rửa chén và xếp được nhiều bát đĩa hơn, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Sắp xếp bát đĩa theo kích thước: Xếp những đồ dùng có kích thước nhỏ gọn như chén, bát cơm, hộp nhựa thực phẩm, đĩa chấm, chén chấm, tô súp, đĩa nhỏ tráng miệng ở ngăn trên và các vật dụng nấu nướng có kích thước lớn như: chảo rán, nồi hầm, khay nướng, nồi xoong,.. thì bạn nên đặt ở ngăn dưới.
- Xếp úp bát đĩa: Thay vì úp ngược bát đĩa, hãy úp chúng xuống để nước rửa chén có thể chảy qua và làm sạch mọi ngóc ngách. Việc xếp úp bát đĩa còn giúp tiết kiệm diện tích và tránh va chạm trong quá trình rửa.
- Sử dụng giá đỡ và khay gập linh hoạt: Nhiều máy rửa chén hiện đại có giá đỡ và dụng cụ gập linh hoạt giúp bạn sắp xếp bát đĩa một cách khoa học và tiết kiệm không gian.
- Tận dụng khoảng trống giữa các giá đỡ: Chèn xen kẽ những vật dụng nhỏ như chén, ly, tách vào các khe hở giữa các đĩa lớn để tối ưu diện tích. Sử dụng các móc treo trên giá để treo những dụng cụ nấu nướng như muỗng, dao, nĩa,…
- Loại bỏ thức ăn thừa: Việc loại bỏ thức ăn thừa trước khi cho bát đĩa vào máy giúp giảm thiểu lượng thức ăn bám dính trên đĩa, bát, từ đó tạo thêm không gian để xếp thêm bát đĩa.
Trên đây, SAKURA Việt Nam đã chia sẻ đến bạn đọc chi tiết cách xếp đồ vào máy rửa bátchi tiết nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chia sẻ đến bạn một số lưu ý quan trọng khi sử dụng máy rửa chén cũng như giải đáp một số thắc mắc thường gặp. Nếu bạn còn bất cứ thông tin thắc mắc nào liên quan về máy rửa chén hoặc mong muốn được tư vấn thêm về sản phẩm máy rửa chén vui lòng liên hệ với SAKURA Việt Nam theo thông tin bên dưới để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.
Thông tin liên hệ SAKURA Việt Nam:
- Địa chỉ: Số 30 Trà Khúc, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (84-28) 3848 7258
- Email: sakurasupport@sakura-vn.vn
- Website: https://www.sakura-vn.vn/