Máy rửa bát (máy rửa chén) là thiết bị có chức năng rửa sạch, sấy khô bát đĩa, nồi xoong và các đồ dùng nhà bếp khác. Máy rửa bát được cấu thành từ các bộ phận như khung máy, tay phụn, bộ lọc, bộ phận cảm biến, bảng điều khiển, khay đựng bát chén,… Khi rửa đồ dùng bằng máy rửa bát, các tia nước có chứa chất tẩy rửa sẽ liên tục được phun ra từ tay phun với áp lực lớn để rửa trôi hoàn toàn vết dầu mỡ, mảng bám thức ăn, sau đó là quá trình tráng sạch và sấy khô.

Trong bài viết dưới đây, SAKURA Việt Nam sẽ đem tới cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về máy rửa bát, cấu tạo, nguyên lý hoạt động lẫn những ưu, nhược điểm của loại thiết bị nhà bếp này. Mời bạn cùng đón đọc!

máy rửa bát là gì

Máy rửa bát là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của máy

Máy rửa bát là gì?

Máy rửa bát (máy rửa chén) là một thiết bị gia dụng có thể tự động làm sạch, súc rửa các món đồ dùng nhà bếp như chén đĩa, thìa đũa, nồi chảo,… theo chương trình, chế độ rửa được tích hợp sẵn. Sau khi sắp xếp đồ cần rửa vào khoang chứa, máy sẽ làm sạch bằng cách phun các tia nước nóng từ 45 – 75 độ C với áp lực lớn để làm sạch các mảng bám thức ăn trên bề mặt chén bát.

Tổng quan về máy rửa bát

Tổng quan về máy rửa bát

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy rửa bát 

Cấu tạo của máy rửa bát

Xét về cấu tạo, máy rửa bát có tới gần 20 bộ phận cơ bản gồm bên trong lẫn bên ngoài để đảm nhận những vai trò khác nhau, phối hợp trong quá trình làm sạch bát đĩa, xoong nồi.

Bên trong máy

  • Khung máy: Là bộ phận bao bọc và bảo vệ động cơ, các linh kiện của máy rửa bát, thường được làm từ các chất liệu bền bỉ, chống ăn mòn như inox, thép không gỉ.
  • Khoang máy: Là không gian bên trong máy rửa bát, chứa các bộ phận như ngăn chứa, tay phun, bộ lọc,… Khoang máy cũng được làm từ các chất liệu bền, chịu được mức nhiệt độ cao.
  • Tay phun: Là bộ phận có dạng cánh quạt được gắn ở dưới đáy hoặc trên trần khoang máy, quay liên tục để phân phối những tia nước qua các lỗ nhỏ với áp lực lớn, giúp sục rửa đồ dùng từ nhiều góc độ. Tay phun có 2 bộ phận con là tay phun trên và tay phun dưới, được làm từ chất liệu nhựa chịu nhiệt cao cấp.
  • Bộ lọc: Là bộ phận giúp lọc các thực phẩm thừa với 3 lớp lọc. Đầu tiên là tấm lọc thô giữ lại các mảnh vụn thức ăn lớn, sau đó miếng lọc chính sẽ lọc mảnh vụn thức ăn nhỏ, cuối cùng là giỏ lọc tinh giúp lọc những cặn thức ăn li ti và bụi bẩn.
  • Ống đựng rác: Được bố trí ở đáy khoang máy, đảm nhận nhiệm vụ chứa rác thải, vụn thức ăn thừa trong suốt quá trình rửa bát.
  • Bộ phận cảm: Là tổ hợp cảm biến nhiệt, cảm biến mực nước, giúp tự động điều chỉnh chế độ rửa để máy hoạt động bền bỉ, tiết kiệm điện nước và thời gian rửa.
  • Các ngăn chứa: Gồm các ngăn chứa bột rửa, ngăn chứa nước trợ xả, ngăn chứa khay đựng muối rửa. Các chất tẩy rửa chuyên dụng cho máy rửa bát sẽ được phân phối từ ngăn chứa này trong quá trình máy hoạt động để làm sạch bề mặt các đồ dùng nhà bếp đầy dầu mỡ.
  • Khay chứa: Là nơi xếp bát đĩa, đồ dùng cần vệ sinh, tẩy rửa trong máy rửa bát. Thông thường các máy sẽ bao gồm khay chứa thìa dao, khay chứa trên, khay chứa dưới, tùy model máy còn có thể thay đổi độ cao của các khay chứa để người dùng linh hoạt sắp xếp đồ cần rửa.
Các bộ phận bên trong của máy rửa bát

Các bộ phận bên trong của máy rửa bát

Bên ngoài máy

  • Tay cầm: Thường được bố trí ngay cạnh bảng điều khiển ở mặt ngoài cửa máy rửa bát, giúp người dùng thao tác đóng – mở máy dễ dàng.
  • Bảng điều khiển: Thường ở dạng nút bấm – núm xoay dạng cơ học hoặc bảng điều khiển cảm ứng, với các chức năng, chế độ làm sạch mà người dùng có thể tự cài đặt tùy theo nhu cầu sử dụng.
  • Thân máy: Là toàn bộ phần khung máy và các cơ quan bên trong máy.
  • Đường nước vào và ống thoát nước: Bộ phận dẫn nước sạch vào máy rửa bát và dẫn nước bẩn sau quá trình rửa ra bên ngoài.
  • Chân đế: Là bộ phận nâng đỡ máy rửa bát cao hơn so với mặt sàn hoặc mặt bàn bếp, giúp máy luôn được khô ráo, không bị chuột, gián xâm nhập vào khoang máy, dễ di chuyển và vệ sinh hơn trong quá trình sử dụng.
Cấu tạo bên ngoài của máy rửa bát

Cấu tạo bên ngoài của máy rửa bát

Nguyên lý hoạt động của máy rửa bát 

Máy rửa bát hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng hàng loạt các tia nước nóng nhỏ đã được pha lẫn chất tẩy rửa phun ra với áp lực lớn để sục rửa bề mặt của bát đĩa, cốc, xoong nồi,… trong khoang chứa. Bộ phận tay phun sẽ quay liên tục, đồng thời cả trên và dưới để làm sạch các vết bẩn, cặn thức ăn và dầu mỡ còn sót lại.

Sau khi rửa xong, nước bẩn sẽ được rút đi và máy bắt đầu bơm nước nóng vào để tráng sạch bát đĩa. Cuối cùng là chu trình sấy khô bằng nhiều phương pháp sấy đa dạng tùy từng hãng, model máy như công nghệ thanh đốt PTC, Heat exchanger, Turbo Dry,… giúp bát đĩa khô ráo nhanh chóng.

Tay phun liên tục phun tia nước vào bề mặt bát đĩa để làm sạch

Tay phun liên tục phun tia nước vào bề mặt bát đĩa để làm sạch

Ưu nhược điểm của máy rửa bát

Ưu điểm của máy rửa bát 

Nhờ có 5 ưu điểm nổi trội dưới đây, máy rửa bát đã trở thành món đồ gia dụng phổ biến với nhiều gia đình Việt:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Với các chế độ rửa đa dạng và tiện ích được tích hợp sẵn như sấy khô, tiệt trùng bát đĩa, tự vệ sinh,.. máy rửa bát sẽ tự động tẩy rửa các vết bẩn trên bát đĩa mà không cần bạn phải rửa, tráng hay phơi bát đũa như khi rửa theo cách truyền thống. Điều này giúp các gia đình bận rộn tiết kiệm thời gian lẫn công sức sau mỗi bữa ăn.
  • Tiết kiệm điện nước: Theo ước tính, máy rửa bát sẽ tốn khoảng 8 – 15 lít nước cho mỗi chu trình làm việc, trong khi rửa bằng tay thường tốn khoảng 30 – 35 lít nước với 2 – 3 lần tráng. Về điện năng, máy rửa bát thường có mức công suất không quá 2500W và còn được trang bị thêm nhiều tính năng tiết kiệm điện.
  • Rửa sạch chén và diệt khuẩn, chống nấm mốc: Chức năng rửa nước nóng và sấy khô ngay sau khi rửa của máy rửa bát sẽ giúp tiêu diệt các loại nấm mốc, vi khuẩn và đảm bảo loại trừ cặn thức ăn, dầu mỡ trên bề mặt đồ dùng nhà bếp để đảm bảo an toàn cho người dùng.
  • Nhiều chế độ rửa tiện lợi, an toàn: Các dòng máy rửa bát hiện đại ngày nay được trang bị đa dạng chế độ rửa như rửa nhanh, rửa yên tĩnh, rửa nửa tải,… đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình. Ngoài ra còn có các tính năng an toàn như khóa trẻ em, hẹn giờ, chức năng báo hết muối,… để đảm bảo an toàn cho người dùng và gia tăng tuổi thọ cho máy rửa bát.
  • Bảo vệ da tay người nội trợ: Sử dụng máy rửa bát sẽ giúp bạn không cần đụng tới bất cứ loại hóa chất nào, giúp da tay luôn khỏe mạnh, non mềm.
Dùng máy rửa bát giúp tiết kiệm thời gian, công sức và bảo vệ da t ay cho người nội trợ

Dùng máy rửa bát giúp tiết kiệm thời gian, công sức và bảo vệ da t ay cho người nội trợ

Nhược điểm của máy rửa bát 

Bên cạnh đó, có 4 điểm hạn chế mà bạn cần cân nhắc trước khi chọn mua máy rửa bát cho gia đình mình, bao gồm:

  • Giá thành cao: Máy rửa bát có giá thành từ 20.000.000 VND trở lên sẽ có sức chứa lớn và trang bị nhiều tính năng tiện ích, nhưng cũng vượt quá khả năng chi trả của nhiều người dùng. Chưa kể tiền điện nước khi sử dụng máy cũng là mức chi phí tốn kém.
  • Dùng phụ gia chuyên dụng, khó tìm trên thị trường: Các chất tẩy rửa dùng cho máy rửa bát như nước làm bóng, bột tẩy rửa, muối rửa chén,… thường được điều chế theo công thức riêng để bảo vệ các linh kiện bên trong máy, lại khá đắt và chưa phổ biến trên thị trường Việt Nam nên khiến khách hàng khó tìm được sản phẩm tẩy rửa cần thiết.
  • Không tương thích với nhiều loại dụng cụ bếp: Một số loại đồ dùng như hộp nhựa mềm, các loại nồi tráng men, bát đĩa bằng gốm mỏng, chai lọ cổ nhỏ… không nên cho vào máy rửa bát vì có thể bị biến dạng hoặc nứt vỡ do tia nước quá mạnh hoặc nhiệt độ nước, nhiệt độ sấy quá cao.
  • Có thể gây tiếng ồn trong quá trình sử dụng: Các loại máy rửa bát thường có độ ồn dao động từ 40 – 50dB, không quá ồn ào nhưng cũng có thể gây khó chịu nếu máy hoạt động trong giờ nghỉ ngơi, thư giãn của các thành viên trong nhà.
Các loại viên, bột tẩy rửa chuyên dụng cho máy rửa bát khá khó tìm

Các loại viên, bột tẩy rửa chuyên dụng cho máy rửa bát khá khó tìm

Lưu ý khi sử dụng máy rửa bát

Khi mới dùng máy rửa bát, người dùng cần ghi nhớ 8 lưu ý quan trọng sau để sử dụng máy đúng cách, an toàn và bền đẹp hơn:

  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để biết cách khởi động, vận hành và tắt máy đúng quy trình, đồng thời biết được vị trí và chức năng của từng bộ phận trong máy.
  • Loại bỏ thức ăn thừa trước khi cho bát, dĩa vào máy sẽ giúp quá trình làm sạch bát dĩa nhanh chóng và dễ dàng hơn, nhất là các vết bám dầu mỡ, vết thực phẩm cháy khét.
  • Sắp xếp bát, dĩa ngăn nắp và đúng nơi quy định, giúp tia nước được phóng ra từ tay phun dễ len lỏi và làm sạch bát đĩa, xoong nồi.
  • Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng cho máy để đảm bảo bát đĩa luôn sạch sẽ mà các bộ phận bên trong máy rửa bát không bị bào mòn.
  • Lựa chọn chương trình rửa phù hợp với số lượng, chất liệu lẫn kích cỡ của bát đĩa, nồi chảo cần rửa để tránh lãng phí nước và làm sạch triệt để vết bẩn bám trên đồ dùng.
  • Tránh rửa những đồ không phù hợp như đồ nhựa, đồ thủy tinh mỏng, nồi chảo có đáy chống dính,… trong máy rửa bát.
  • Tắt máy và rút điện sau khi sử dụng xong để tiết kiệm điện và ngăn chặn nguy cơ mất an toàn, nhất là với gia đình có trẻ nhỏ.
  • Vệ sinh máy rửa bát định kỳ 2 – 4 lần/tháng với chức năng tự vệ sinh được tích hợp sẵn, đảm bảo máy luôn sạch, thơm và bền bỉ.
Cần vệ sinh máy rửa bát định kỳ hàng tháng

Cần vệ sinh máy rửa bát định kỳ hàng tháng

Sử dụng máy rửa bát có nhiều điểm cần lưu ý nên không ít người còn băn khoăn về việc có nên mua máy rửa bát hay không. Hãy để SAKURA Việt Nam lý giải thắc mắc này cho bạn trong phần nội dung tiếp theo nhé!

Có nên mua máy rửa bát?

Nên mua máy rửa bát nếu gia đình bạn có điều kiện tài chính dư dả và nhu cầu rửa chén bát cao do thường xuyên nấu nướng hoặc nấu nướng cho nhiều thành viên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mua máy rửa bát nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

  • Là người quá bận rộn, không có nhiều thời gian để làm việc nhà.
  • Muốn tiết kiệm thời gian và công sức để dành cho công việc, chăm sóc gia đình hay nghỉ ngơi sau mỗi bữa ăn.
  • Gia đình có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, muốn tiệt trùng các loại đồ dùng như bát đũa, bình sữa,… cho bé để kháng khuẩn tốt hơn.
  • Sống lâu năm ở những nơi có mùa đông quá lạnh hoặc thường xuyên xuất hiện tình trạng nồm ẩm.
  • Mắc các bệnh về da tay và muốn bảo vệ làn da khỏi các loại hóa chất tẩy rửa.

Bỏ ra một số tiền lớn để mua máy rửa bát có thể khiến bạn băn khoăn, nhưng đây chắc hẳn là một thiết bị nhà bếp rất đáng đầu tư nếu xét theo khía cạnh sử dụng lâu dài. Ngược lại, với các gia đình ít thành viên hoặc nhu cầu tự nấu nướng không quá cao thì việc sử dụng máy rửa bát sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn.

Máy rửa bát là thiết bị nhà bếp đáng đầu tư

Máy rửa bát là thiết bị nhà bếp đáng đầu tư

Giải đáp các thắc mắc về máy rửa bát

Máy rửa bát có phù hợp với gia đình nhỏ không?

Máy rửa bát vẫn phù hợp với các gia đình nhỏ. Trên thực tế, các gia đình nhỏ, ít người từ 2 – 4 thành viên vẫn có thể dùng máy rửa bát Compact với sức chứa từ 6 – 8 bộ bát đĩa. Nếu gia đình bạn có ít người nhưng nhu cầu nấu nướng và rửa bát cao thì hoàn toàn có thể tham khảo các sản phẩm máy rửa bát mini để phục vụ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày.

Có thể rửa những loại vật dụng nào trong máy rửa bát?

Có thể rửa các đồ dùng nhà bếp bằng gốm, sứ, inox, gỗ bên trong máy rửa bát. Những loại máy rửa bát cao cấp có tính năng bảo vệ đồ thủy tinh cũng có thể rửa cả những món đồ như bát, đĩa, lọ hoa,… bằng thủy tinh.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể vệ sinh các món đồ dùng khác trong nhà như khay đựng đồ, đồ chơi, bình sữa và các dụng cụ pha sữa cho bé, bình hoa, phụ kiện máy hút bụi,… bằng máy rửa bát ở chế độ rửa sơ.

Các vật dụng có thể rửa bằng máy rửa bát

Các vật dụng có thể rửa bằng máy rửa bát

Máy rửa chén có tốn điện nước không?

Máy rửa chén không tốn nhiều điện nước như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Mỗi chiếc máy rửa bát sẽ hoạt động theo mức công suất và tiêu thụ một lượng nước nhất định để bạn dễ dàng theo dõi và điều chỉnh lượng điện, nước mà máy sử dụng theo từng tuần hoặc tháng.

  • Xét về mức tiêu thụ điện năng: Các dòng máy rửa bát loại nhỏ sẽ có công suất dao động từ 700 – 1.500W, còn loại có sức chứa lớn hơn là từ 2.000 – 2.500W. Các sản phẩm có tích hợp công nghệ Inverter, ECO sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí điện năng hơn.
  • Xét về mức tiêu thụ nước: Máy rửa bát sẽ tốn khoảng 8 – 15 lít nước cho mỗi chu trình làm việc. Trong khi đó, rửa bát bằng tay sẽ tốn khoảng 30 – 35 lít nước tương ứng với 2 – 3 lần tráng mới có thể làm sạch bát dĩa. Do đó, lượng nước mà máy rửa bát dùng sẽ ít hơn hẳn so với các rửa truyền thống.
Chế độ Eco giúp tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ ở máy rửa bát

Chế độ Eco giúp tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ ở máy rửa bát

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về máy rửa bát bao gồm định nghĩa, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, những ưu điểm, hạn chế của dòng thiết bị này mà SAKURA Việt Nam muốn cung cấp đến bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn sẽ có thêm thông tin về máy rửa bát. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về máy rửa bát, hay có nhu cầu cần tư vấn mua máy, bạn đừng ngại liên hệ SAKURA Việt Nam ngay để nhận được tư vấn nhé!

Thông tin liên hệ SAKURA Việt Nam: