Trân châu là món đồ ăn kèm không thể thiếu trong các món tráng miệng như trà sữa, chè, sữa chua… Để nấu trân châu đen mềm, thơm dẻo thì việc chuẩn bị nguyên liệu dụng cụ và nắm được quy trình từng bước chế biến, bảo quản trân châu là rất cần thiết. Trong bài viết dưới đây, SAKURA Việt Nam sẽ gợi ý cho người đọc cách nấu trân châu tại nhà ngon như ngoài hàng, cũng như những lưu ý khi nấu, bảo quản để đảm bảo trân châu tự nấu luôn thơm ngon hấp dẫn. Cùng khám phá ngay!
Cách nấu trân châu tại nhà ngon không kém ngoài tiệm
1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ nấu trân châu tại nhà
Để tự nấu trân châu đảm bảo độ mềm dẻo mà không bị kết dính, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu và dụng cụ chế biến như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
Có nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị sẵn gồm:
- Trân châu đóng gói sẵn: 500g
- Nước sạch: 3 – 4 lít
- Đường (đường kính, đường vàng hoặc đường nâu): 200g
Chuẩn bị dụng cụ
Bạn cần chuẩn bị thêm các dụng cụ để chế biến trân châu, cụ thể:
- Bếp nấu: Sử dụng bếp ga SAKURA, bếp từ SAKURA hoặc bếp hồng ngoại SAKURA
- Nồi nấu phù hợp với bếp
- Bát, rổ, đũa, thìa, rây,…
Nguyên liệu, dụng cụ nấu trân châu
2. Cách nấu trân châu mềm dẻo
Để nấu trân châu mềm dẻo, thơm ngon như ngoài tiệm, bạn hãy thực hiện theo 7 bước sau:
Bước 1: Sàng trân châu
Đổ trân châu ra một chiếc rổ, sau đó sàng nhẹ để loại bỏ bột thừa, vụn trân châu. Bước này giúp hạn chế tình trạng trân châu bị cháy khét ở đáy nồi khi nấu.
Sàng trân châu để loại ỏ vụn, bột thừa
Bước 2: Đun sôi nước
Cho nước sạch vào nồi, đặt lên bếp SAKURA và đun cho đến khi nước sôi già. Bạn lưu ý tỷ lệ nước : trân châu là 6:1 để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Đun nước để luộc trân châu
Bước 3: Nước sôi thả trân châu vào luộc
Khi nước sôi, bạn từ từ đổ trân châu đã được sàng vào nồi, tay còn lại dùng đũa khuấy đều liên tục để các hạt trân châu không bị dính vào nhau. Sau đó, bạn đậy vung nồi và chờ cho trân châu sôi.
Thả trân châu vào nồi nước sôi
Bước 4: Nấu trân châu đen trong 35 phút
Khi nhận thấy nước đã sôi thêm lần nữa, hạt trân châu bắt đầu nổi lên bề mặt nước thì bạn điều chỉnh bếp xuống mức nhiệt vừa, tiếp tục nấu thêm trong vòng 35 phút. Cứ sau 5 – 7 phút thì bạn mở nắp nồi một lần và khuấy đều để trân châu không bị dính vào đáy nồi.
Nấu trân châu trong 35 phút, liên tục đảo đều để không bị dính vào đáy nồi
Bước 5: Ủ trân châu đen trong 35 phút
Sau khi kết thúc 35 phút nấu, bạn tắt bếp, đậy vung và ủ trân châu thêm 35 phút nữa.
Đậy vung và ủ trân châu trong 35 phút
Bước 6: Rửa trân châu
Sau khi ủ xong trân châu, bạn chuẩn bị một thau nước lạnh, sau đó dùng rây vớt trân châu ra rổ và ngâm vào thau nước, vừa ngâm vừa dùng đũa khuấy nhẹ nhàng. Hoặc bạn cũng có thể rửa trực tiếp trân châu dưới vòi nước lạnh cho tới khi trân châu nguội hẳn.
Rửa trân châu để loại bỏ nhớt và giúp trân châu nguội hẳn
Bước 7: Ngâm trân châu với đường
Cuối cùng, bạn đổ trân châu vào bát, thêm đường và trộn đều, ngâm với trân châu cho tới khi đường tan. Thành phẩm trân châu lúc này sẽ dai mềm, thơm ngọt và không bị kết dính vào nhau.
Trộn đường vào trân châu để tạo vị ngọt
3. Cách bảo quản trân châu
Để bảo quản trân châu được lâu mà không làm mất đị độ thơm ngon, bạn cần chú ý 2 điều sau:
- Nên bảo quản trân châu ở điều kiện thường, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và luôn đậy nắp để tránh côn trùng. Không bảo quản trân châu đã nấu trong tủ lạnh để không làm trân châu cứng, sượng.
- Nên sử dụng trân châu ngay trong ngày, tốt nhất trong khoảng 5 đến 8 tiếng sau khi nấu. Trân châu thừa thì nên bỏ đi, không nên tiếp tục dùng trong ngày tiếp theo.
- Nên đựng trân châu trong tô làm bằng inox, sứ hoặc thủy tinh để bảo quản trân châu được tốt hơn.
Bảo quản trân châu trong tô, thố sứ, thủy tinh hoặc khay inox
4. Lưu ý cách nấu trân châu tại nhà
Để trân châu nấu tại nhà thơm ngon đạt chuẩn như ngoài tiệm, bạn cần lưu ý 4 điểm sau:
- Thời gian nấu và thời gian ủ trân châu: Cần đảm bảo thời gian nấu trân châu là 35 phút để làm chín phần ngoài, ủ trân châu trong 35 phút để làm chín bột trong lõi viên trân châu. Thời gian nấu và ủ nếu quá lâu sẽ khiến trân châu bị rã, còn nấu chưa đủ thời gian thì phần bột bên trong viên trân châu không thể chín.
- Rửa trân châu: Quá trình rửa trân châu đóng vai trò quan trọng để loại bỏ lớp nhớt dính trên bề mặt các hạt chân trâu sau khi nấu, đồng thời làm hạ nhiệt độ của trân châu để bảo quản được lâu hơn.
- Ngâm với đường kính: Ngâm với đường sẽ tạo vị ngọt cho trân châu, giúp trân châu không bị vón cục và bảo quản được lâu hơn.
- Thời gian sử dụng: Không nên sử dụng trân châu đã nấu quá 1 ngày. Bạn cũng không nên bảo quản trân châu trong tủ lạnh vì sẽ làm món ăn bị sượng cứng, không còn dẻo thơm như khi mới nấu.
Không nên sử dụng trân châu đã nấu quá 1 ngày
5. Các câu hỏi thường gặp về cách nấu trân châu không bị kết dính
Cách nấu trân châu đường đen không bị kết dính? Mẹo hạn chế kết dính?
Để trân châu đường đen không bị kết dính, bạn cần nấu và ủ trân châu trong khoảng thời gian vừa đủ theo đúng hướng dẫn. Cần chú ý rửa sạch cho đến khi trân châu hết nhớt và giảm nhiệt độ tương đương với nhiệt độ phòng, sau đó mới ướp với đường đen và thường xuyên dùng thìa đảo đều để trân châu tách rời nhau.
Ngâm với đường sẽ giúp trân châu không bị vón cục, kết dính với nhau
Nấu trân châu trong bao lâu là ngon nhất?
Nấu trân châu trong 35 phút và ủ trong khoảng thời gian tương đương sẽ đảm bảo thành phẩm trân châu ngon nhất, đạt độ dẻo dai mà không sợ kết dính, vón cục.
Thông qua bài viết trên đây của SAKURA Việt Nam, hy vọng bạn đã nắm được cách nấu trân châu tại nhà cực đơn giản với hương vị thơm ngon như ngoài hàng với những nguyên liệu, dụng cụ nấu nướng đơn giản, dễ tìm. Nếu bạn đang cần tìm mua dụng cụ nấu trân châu, đặc biệt là các loại bếp gas, bếp từ, bếp điện từ, bếp hồng ngoại,… thì hãy ghé ngay showroom của SAKURA Việt Nam hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ chọn mua sản phẩm ưng ý nhé!
Thông tin liên hệ SAKURA Việt Nam:
- Địa chỉ: Số 30 Trà Khúc, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (84-28) 3848 7258
- Email: sakurasupport@sakura-vn.vn
- Website: https://www.sakura-vn.vn/