Bếp điện từ và bếp hồng ngoại là 2 sản phẩm bếp hiện đại được sử dụng phổ biến hiện nay. Cả hai loại bếp này đều có những ưu điểm riêng biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Trong đó bếp điện từ  là dòng bếp có 2 vùng nấu trở lên, là sự kết hợp giữa bếp từ và bếp hồng ngoại, giúp đáp ứng mọi nhu cầu nấu nướng. Bếp hồng ngoại với thiết kế hiện đại, công suất nấu cao và được trang bị các tính năng an toàn. Việc lựa chọn giữa 2 loại bếp điện từ và bếp hồng ngoại luôn khiến nhiều người phân vân.

Với những ưu điểm riêng biệt, cả hai loại bếp này đều mang đến sự tiện lợi và hiệu quả cho việc nấu nướng hàng ngày. Vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất cho bạn? Bài viết dưới đây, SAKURA Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết ưu và nhược điểm của 2 loại bếp này từ đó đưa ra so sánh bếp hồng ngoại và bếp điện từ, nên mua và dùng loại nào. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

So sánh bếp điện từ và bếp hồng ngoại, nên mua và sử dụng loại nào?

So sánh bếp điện từ và bếp hồng ngoại, nên mua và sử dụng loại nào?

Tổng quan về bếp điện từ và bếp hồng ngoại

Ưu và nhược điểm của bếp điện từ

Bếp điện từ (bếp từ kết hợp hồng ngoại) là sự kết hợp giữa bếp điện và bếp từ, mang đến sự linh hoạt trong nấu nướng. Bếp điện từ có hai vùng nấu riêng biệt: Vùng nấu từ sử dụng từ trường để truyền nhiệt trực tiếp vào đáy nồi, vùng nấu hồng ngoại sử dụng nhiệt từ tia hồng ngoại để làm nóng thức ăn.

Ưu điểm của bếp điện từ:

  • Hiệu suất nấu cao, tiết kiệm được đến 30% thời gian nấu ăn so với bếp gas.
  • Vùng hồng ngoại tương thích với nhiều loại dụng cụ nấu.
  • Chi phí sử dụng lâu dài tiết kiệm.
  • Thiết kế sang trọng, hiện đại, mặt kính phẳng, giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian bếp.
  • Kính chịu lực, chịu nhiệt tốt, dễ dàng vệ sinh sau mỗi lần sử dụng.
  • Trang bị nhiều tính năng hiện đại như hẹn giờ, tự động tắt khi quá tải, khóa trẻ em,…
  • Không thải ra các khí độc hại như CO, CO2, bảo vệ môi trường và sức khỏe người dùng.

Nhược điểm của bếp điện từ:

  • Giá thành ban đầu cao hơn so với bếp gas, dao động từ 5.000.000 – 30.000.000 VND.
  • Yêu cầu nguồn điện ổn định để hoạt động hiệu quả, trong trường hợp mất điện hoặc nguồn điện không ổn định, bếp sẽ không hoạt động được.
  • Khả năng làm nóng thức ăn không mạnh mẽ bằng bếp gas khi có nhu cầu chế biến các món chiên, rán,…

tổng quan về bếp điện từ

Ưu và nhược điểm của bếp hồng ngoại

Bếp hồng ngoại hay còn gọi là bếp điện, hoạt động dựa trên nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại để nấu chín thức ăn. Cơ chế hoạt động của bếp hồng ngoại là sử dụng điện năng để đốt nóng bóng halogen hoặc mâm nhiệt dưới một tấm kính hội tụ, tấm kính sẽ tập trung nhiệt vào một khu vực nhất định và được truyền thẳng tới đáy nồi, giúp nấu chín thức ăn.

Ưu điểm của bếp hồng ngoại:

  • Không kén nồi, tương thích với hầu hết các loại nồi, chảo bằng nhôm, inox, thủy tinh, gang,…
  • Tốc độ nấu nhanh, thời gian để làm chín thức ăn nhanh hơn bếp gas khoảng 50%, tiết kiệm điện năng đến 75%, cho phép người dùng chế biến nhiều món ăn trong thời gian ngắn.
  • Tích hợp nhiều chức năng hiện đại như điều chỉnh nhiệt độ, hẹn giờ.
  • Bề mặt kính làm bằng kính cường lực, chống bám bẩn tốt, dễ vệ sinh sau khi sử dụng.
  • Trang bị các chức năng an toàn như cảnh báo mặt bếp nóng, tự ngắt khi quá tải, khóa trẻ em, chống trào,…

Nhược điểm của bếp hồng ngoại:

  • Đèn halogen và dây mayso trong mâm nhiệt cần thời gian để nguội, dễ gây bỏng nếu người dùng vô tình chạm vào vùng nấu.
  • Lượng nhiệt thất thoát ra nhiều trong quá trình nấu, đặc biệt khi nồi chảo nhỏ hơn mâm nhiệt, khiến người dùng cảm thấy nóng hơn.
  • Quạt tản nhiệt làm mát bếp hoạt động có thể gây ra tiếng ồn lớn.
Tổng quan về bếp hồng ngoại

Tổng quan về bếp hồng ngoại

So sánh chi tiết bếp điện từ và bếp hồng ngoại

Điểm giống nhau giữa bếp điện từ và bếp hồng ngoại

Bếp điện từ và bếp hồng ngoại tương đồng về mặt thiết kế, nguồn điện, tính năng hiện đại, không kén nồi, cụ thể:

  • Thiết kế sang trọng, hiện đại: Cả hai loại bếp đều có bề mặt bếp được làm bằng chất liệu kính cao cấp sáng bóng như kính Ceramic, kính Crystallite,… mang lại vẻ ngoài sang trọng và hiện đại cho gian bếp, đồng thời dễ dàng vệ sinh và lau chùi sau mỗi lần sử dụng.
  • Đều cần nguồn điện ổn định: Cả bếp điện từ và bếp hồng ngoại đều kết nối điện để hoạt động. Trong trường hợp mất điện hoặc nguồn điện không ổn định, bếp sẽ không thể hoạt động được. Vì vậy người dùng phải đảm bảo nguồn điện trong gia đình để sử dụng bếp hiệu quả.
  • Tích hợp nhiều tính năng hiện đại, an toàn: Cả hai loại bếp đều được trang bị nhiều tính năng an toàn, tiện ích như khóa an toàn, tự động ngắt khi quá nhiệt, chống tràn, cảnh báo nhiệt dư,… Những tính năng này giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng và phòng tránh được các sự cố như cháy nổ.
  • Không kén nồi: Vùng hồng ngoại của bếp điện từ và bếp hồng ngoại đều không kén nồi, cho phép người dùng sử dụng nhiều loại nồi bằng các chất liệu khác nhau như inox, gang, nhôm, thép không gỉ,…. giúp tăng tính tiện dụng trong việc nấu nướng.

Điểm khác nhau giữa bếp điện từ và bếp hồng ngoại

Bếp điện từ và bếp hồng ngoại khác nhau cơ bản về cơ chế hoạt động, dụng cụ nấu, khả năng đảm bảo an toàn, thời gian nấu và điện năng tiêu thụ.

Tiêu chí so sánh Bếp điện từ Bếp hồng ngoại
Cơ chế hoạt động
  • Với vùng nấu từ, dòng điện đi qua mâm từ tạo ra từ trường, chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng đáy nồi để làm chín thức ăn.
  • Với vùng nấu hồng ngoại, dòng điện đi qua và đốt nóng dây mayso hoặc bóng đèn halogen, tạo ra các tia hồng ngoại, chuyển hóa thành nguồn nhiệt truyền đến đáy nồi và làm nóng thức ăn.
Hoạt động dựa trên nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại để nấu chín thức ăn
Dụng cụ nấu Vùng từ kén nồi, vùng hồng ngoại không kén nồi. Không kén nồi chảo.
Khả năng bảo đảm an toàn Nhiều tính năng an toàn như khóa trẻ em, cảnh báo chống tràn, cảnh báo nhiệt,… Nhiều tính năng an toàn như khóa trẻ em, cảnh báo chống tràn, cảnh báo nhiệt,…

Tuy nhiên, mặt bếp có thể gây bỏng do nóng lâu, gây bỏng khi người dùng vô tình chạm vào.

Thời gian nấu Thời gian đun sôi 1 lít nước khoảng 3 – 4 phút Thời gian đun sôi 1 lít nước khoảng 7 phút
Điện năng tiêu thụ Tiết kiệm điện năng khoảng 30 – 40% Tiêu tốn điện năng tiêu thụ nhiều hơn bếp từ khoảng 30 – 40%

Nên mua bếp điện từ hay bếp hồng ngoại?

Việc lựa chọn nên mua và dùng bếp điện từ và bếp hồng ngoại sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình. Dưới đây là một số trường hợp giúp bạn quyết định cụ thể nên chọn loại bếp nào:

Nên mua và dùng bếp điện từ gia đình nếu:

  • Ưu tiên tiết kiệm năng lượng: Bếp điện từ tiêu thụ ít điện năng hơn so với bếp hồng ngoại. Khả năng tiết kiệm năng lượng của bếp điện từ cao hơn bếp hồng ngoại 30 – 40%.
  • Thích nấu nhanh: Vùng nấu từ của bếp điện từ nấu nhanh hơn nhờ truyền nhiệt trực tiếp vào đáy nồi.
  • Có không gian bếp rộng rãi: Bếp điện từ có 2 vùng nấu trở lên, kích thước lớn hơn bếp hồng ngoại, phù hợp với những không gian bếp có diện tích rộng rãi.
  • Ngân sách đầu tư cao: Bếp điện từ có giá thành cao hơn bếp hồng ngoại. Hiện nay, giá thành bếp điện từ dao động từ 5.000.000 – 30.000.000 VND, bếp hồng ngoại dao động từ 2.800.000 – 18.000.000 VND.
Nen Mua Bep Dien Tu Khi NaoNếu bạn muốn nấu ăn nhanh, tiết kiệm điện năng ngân sách dồi dào thì nên chọn bếp điện từ

Nếu bạn muốn nấu ăn nhanh, tiết kiệm điện năng ngân sách dồi dào thì nên chọn bếp điện từ

Nên mua và dùng bếp hồng ngoại nếu:

  • Ngân sách hạn chế: Bếp hồng ngoại có giá thành rẻ hơn, phù hợp với những gia đình có nguồn ngân sách hạn hẹp.
  • Không gian bếp nhỏ hẹp: Bếp hồng ngoại có các dòng bếp hồng ngoại đơn, phù hợp với gia đình ít người, diện tích không gian bếp nhỏ.
  • Sử dụng nhiều loại dụng cụ nấu khác nhau: Bếp hồng ngoại không kén nồi, tương thích với mọi loại dụng cụ nấu.
  • Nhu cầu nấu không quá phức tạp: Bếp hồng ngoại đáp ứng được hầu hết nhu cầu nấu ăn cơ bản.
  • Di chuyển thường xuyên: Bếp hồng ngoại có trọng lượng nhẹ và dễ di chuyển hơn so với bếp điện từ, thuận tiện cho việc mang theo dã ngoại.
Nên mua bếp hồng ngoại nếu bạn có ngân sách hạn chế

Nên mua bếp hồng ngoại nếu bạn có ngân sách hạn chế

Các câu hỏi thường gặp về bếp điện từ và bếp hồng ngoại

Bếp điện từ hay bếp hồng ngoại tốn điện hơn?

Bếp hồng ngoại sẽ tốn điện hơn bếp điện từ. Nguyên nhân là do bếp điện từ có vùng nấu từ có hiệu suất nấu lên đến 90%, ít lãng phí nhiệt lượng, thời gian nấu nhanh chóng, tiết kiệm điện năng hiệu quả. Ngược lại, bếp hồng ngoại tỏa nhiệt nhiều hơn, hiệu suất nấu chỉ đạt từ 70 – 80%, thời gian nấu lâu hơn, dẫn đến việc lãng phí nhiệt lượng và tiêu thụ điện năng cao hơn. Tuy nhiên, bếp tốn điện nhiều hay ít sẽ còn phụ thuộc vào công suất của bếp, cách sử dụng bếp, thời gian nấu nướng của mỗi gia đình.

Bếp điện từ hay bếp hồng ngoại phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ?

Bếp điện từ sẽ phù hợp hơn so với bếp hồng ngoại đối với gia đình có trẻ nhỏ. Mặt bếp điện từ ít nóng hoặc không nóng khi nấu ăn và nguội nhanh sau khi tắt, tránh gây bỏng cho trẻ em khi vô tình chạm vào bảng điều khiển. Ngược lại, bếp hồng ngoại hoạt động bằng cách truyền nhiệt trực tiếp lên nồi, làm cho mặt bếp rất nóng trong, sau khi nấu, bếp lâu nguội hơn, dễ gây bỏng nguy hiểm cho trẻ.

bếp điện từ phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ

Bếp điện từ phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ

Bếp điện từ và bếp hồng ngoại loại nào phù hợp hơn cho các không gian bếp nhỏ?

Bếp hồng ngoại là lựa chọn tối ưu. Bếp hồng ngoại có các dòng bếp đơn, phù hợp với những không gian bếp hạn chế. Ngược lại, bếp điện từ thường có 2 vùng nấu trở lên, có kích thước lớn hơn, phù hợp với những không gian bếp lớn. Bên cạnh đó, bếp hồng ngoại còn có trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau trong không gian bếp.

Bếp Hồng Ngoại Phù Hợp Cho Không Gian Bếp Nhỏ.

Bếp hồng ngoại phù hợp cho không gian bếp nhỏ.

Bài viết trên đây SAKURA Việt Nam đã cùng bạn tìm hiểu ưu và nhược điểm của bếp điện từ và bếp hồng ngoại cũng như so sánh chi tiết 2 loại bếp. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định nên mua và dùng loại bếp nào từ đó chọn lựa được loại bếp phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về bếp điện từ và bếp hồng ngoại, hãy liên hệ SAKURA Việt Nam để được hỗ trợ ngay nhé.

Thông tin liên hệ SAKURA Việt Nam: