Bếp từ là thiết bị gia dụng được nhiều gia đình lựa chọn nhờ thiết kế sang trọng, hiện đại, an toàn và nhiều tính năng thông minh. Sử dụng bếp từ đúng cách sẽ giúp thiết bị hoạt động hiệu quả, kéo dài tuổi thọ và đảm bảo an toàn cho người dùng. Trong bài viết dưới đây, SAKURA Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết cách dùng bếp từ, mẹo sử dụng bếp từ an toàn.

Hướng dẫn cách sử dụng bếp từ

Hướng dẫn cách sử dụng bếp từ

Hướng dẫn chi tiết các bước sử dụng bếp từ

Có 8 bước sử dụng bếp từ đúng cách để đảm bảo an toàn, hạn chế xảy ra nguy hiểm trong quá trình nấu. Dưới đây là chi tiết cách sử dụng bếp từ:

Bước 1: Chọn dụng cụ nấu tương thích với bếp từ

Bếp từ là loại bếp khá kén nồi, chỉ sử dụng được các nồi và chảo có đáy nhiễm từ. Vì vậy bạn cần chọn dụng cụ nấu tương thích với bếp.

  • Kiểm tra tính từ tính của dụng cụ nấu: Dùng một nam châm nhỏ để gần nồi hoặc chảo. Nếu nam châm dính vào đáy nồi hoặc chảo thì dụng cụ đó phù hợp để sử dụng trên bếp từ.
  • Lựa chọn kích thước dụng cụ nấu: Các loại nồi, chảo phù hợp với bếp từ phải có đáy phẳng và đường kính tương ứng với kích thước vùng nấu của bếp, giúp tăng tốc độ truyền nhiệt, từ đó nấu ăn nhanh chóng và tiết kiệm điện…
Chọn dụng cụ nấu, nồi, chảo có đáy nhiễm từ

Chọn dụng cụ nấu, nồi, chảo có đáy nhiễm từ

Bước 2: Kết nối nguồn điện

Khi kết nối nguồn điện cho bếp từ, cần đảm bảo tuân thủ 2 bước sau:

  • Trước khi cắm điện, cần kiểm tra hệ thống điện nhà bạn, đảm bảo rằng hệ thống điện có công suất phù hợp và được lắp đặt an toàn.
  • Khi cắm điện, để ý đèn báo màn hình hiển thị trên bếp, chờ đợi đến khi bếp từ phát ra tiếng “bíp” thông báo máy đã sẵn sàng. Đây là dấu hiệu cho thấy bếp đã kết nối đúng cách và sẵn sàng hoạt động.
Kết nối nguồn điện cho bếp từ

Kết nối nguồn điện cho bếp từ cần tuân thủ 2 bước

Bước 3: Đặt nồi lên mặt bếp từ

Trước khi sử dụng, cần đặt nồi ở giữa mặt kính của bếp từ, giúp nhiệt được truyền tập trung và nấu ăn nhanh hơn, cũng hạn chế tình trạng đáy nồi bị trơn trượt khi sôi cũng như va đập gây bể kính.

Lưu ý khi đặt nồi lên mặt bếp từ:

  • Lau khô mặt bếp rồi mới đặt nồi lên trên, không nên để bề mặt bếp bị ẩm ướt.
  • Không đặt nồi rỗng lên bếp vì điều này có thể gây chập cháy và hỏng nồi.
  • Đặt bếp ở vị trí bằng phẳng, tránh nơi có nước và nhiệt độ cao từ những nguồn nhiệt khác.
Đặt nồi ở giữa mặt kính bếp từ

Đặt nồi ở giữa mặt kính bếp từ

Bước 4: Bật/ tắt bếp bằng nút On/Off

Nút On/Off thông thường là nút đầu tiên trên bảng điều khiển bếp từ. Sau khi cắm điện và đặt nồi lên, bạn nhấn nút On (bật), đợi bếp phát ra tiếng kêu “bíp” hoặc các âm thanh khác tùy thuộc vào từng loại bếp từ.

Nhấn nút On/Off để khởi động hoặc ngắt điện bếp từ

Nhấn nút On/Off để khởi động hoặc ngắt điện bếp từ

Bước 5: Nhấn chọn các chức năng nấu

Để lựa chọn các chức năng nấu trên bếp từ, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Nhấn vào nút MENU trên bảng điều khiển của bếp từ.
  • Chọn chức năng FUNCTION để chọn chức năng nấu phù hợp. Một số chức năng nấu phổ biến trên bếp từ như:
    • BBQ: Nướng thịt
    • Stir Fire: Chiên xào
    • Hot Pot/Chafing: Nấu lẩu
    • Soup: Nấu canh
    • Boil: Nấu nước
Nhấn menu để chọn các chức năng nấu phù hợp

Nhấn menu để chọn các chức năng nấu phù hợp

Bước 6: Điều chỉnh nhiệt độ

Tùy thuộc vào từng món ăn mà bạn cần điều chỉnh nhiệt độ nấu khác nhau, lúc này hãy sử dụng các nút (+), (-) hoặc cảm ứng trượt để tăng hoặc giảm nhiệt độ tương ứng. Sau đây, SAKURA sẽ gợi ý mức nhiệt cho một số món ăn phổ biến:

  • Nấu súp, canh:
    • Nhiệt độ khởi đầu: 180°C – 200°C
    • Nhiệt độ duy trì: 100°C – 120°C (Sôi lăn tăn)
  • Hấp: Nhiệt độ: 100°C – 120°C
  • Chiên, xào:
    • Nhiệt độ khởi đầu: 180°C – 200°C
    • Nhiệt độ duy trì: 140°C – 160°C (Thức ăn chín đều và không bị cháy)
  • Xào rau: Nhiệt độ: 160°C – 180°C
  • Nướng bánh: Nhiệt độ: 160°C – 180°C (Tùy thuộc vào từng loại bánh)
  • Om, kho:
    • Nhiệt độ khởi đầu: 180°C – 200°C
    • Nhiệt độ duy trì: 100°C – 120°C (Om chín mềm)
  • Luộc: Nhiệt độ: 100°C – 120°C
  • Rán, áp chảo: Nhiệt độ: 160°C – 180°C
Tính năng điều chỉnh nhiệt độ nấu trên bếp từ

Tính năng điều chỉnh nhiệt độ nấu trên bếp từ tùy thuộc vào món ăn

Bước 7: Sử dụng chức năng hẹn giờ (nếu có)

Đối với một số loại bếp có chức năng hẹn giờ, thao tác thực hiện như sau:

  • Nhấn và giữ nút hẹn giờ trên bếp từ để kích hoạt.
  • Sử dụng nút tăng (+) hoặc giảm (-) trên bảng điều khiển để thiết lập thời gian nấu mong muốn. Tùy thuộc vào từng loại bếp từ mà thời gian sẽ được thiết lập từ vài phút đến vài giờ.
  • Nhấn nút “Start” để bắt đầu quá trình hẹn giờ.
Sử dụng chức năng hẹn giờ để quản lý thời gian nấu nướng

Sử dụng chức năng hẹn giờ để quản lý thời gian nấu nướng

Bước 8: Nhấn nút Off để tắt bếp sau khi nấu

Sau khi hoàn tất xong quá trình nấu nướng, bạn nhấn nút Off để tắt bếp, khi bếp ngừng hoạt động hoàn toàn, bạn chờ trong khoảng 5 – 10 phút để quạt tản mát bếp ngừng chạy thì mới rút dây điện ra khỏi nguồn điện.

cách tắt bếp từ

Nhấn nút Off sau khi hoàn tất quá trình nấu

Mẹo sử dụng bếp từ an toàn hiệu quả

Dưới đây là 5 mẹo sử dụng bếp từ an toàn hiệu quả bạn nên tham khảo:

  • Không nên ngắt nguồn điện ngay sau khi sử dụng bếp: Khi nấu chín thức ăn, bếp từ vẫn giữ nhiệt độ ở mức khá cao. Vì vậy nếu bạn ngay lập tức ngắt nguồn điện, quạt tản nhiệt không hoạt động, ngăn cản quá trình lưu thông của các luồng khí, dẫn đến chập mạch và gây hư hỏng cho bếp từ.
  • Sử dụng ổ cắm điện riêng cho bếp để đảm bảo an toàn: Bếp từ hoạt động với công suất lớn, có thể lên đến 6000 W, do đó cần một nguồn điện ổn định và đảm bảo an toàn. Việc sử dụng ổ cắm điện riêng cho bếp sẽ giúp tránh tình trạng quá tải và nguy cơ chập cháy trong quá trình sử dụng.
  • Chọn nhiệt độ phù hợp: Sử dụng bếp từ ở nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể gây quá tải, dẫn đến nứt mặt bếp và giảm tuổi thọ của sản phẩm. Vì vậy, việc chọn nhiệt độ phù hợp với từng loại thực phẩm sẽ giúp bảo vệ bếp từ, tăng tuổi thọ cho bếp.
  • Không nên để thức ăn và nước tràn ra bếp: Thức ăn hoặc nước tràn ra mặt bếp có thể gây sốc nhiệt đột ngột, dẫn đến tình trạng nứt và giảm tuổi thọ của mặt bếp.
  • Vệ sinh bếp từ đúng cách: Hãy để mặt bếp nguội hoàn toàn trước khi lau chùi và vệ sinh. Lưu ý nên sử dụng khăn mềm và ẩm cùng một ít nước rửa chén để lau mặt bếp, tránh sử dụng hóa chất có tính tẩy rửa mạnh gây hại cho bề mặt bếp.
Sử dụng nhiệt độ phù hợp với món nấu và không để thức ăn tràn ra bếp

Sử dụng nhiệt độ phù hợp với món nấu và không để thức ăn tràn ra bếp

Sử dụng bếp từ như thế nào để tiết kiệm điện?

Sau đây là một số  cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện năng hiệu quả:

  • Lựa chọn nồi/chảo phù hợp: Sử dụng nồi/chảo có đáy bằng phẳng, dày dặn và có từ tính để đảm bảo nồi tiếp xúc tốt với bếp, giúp truyền nhiệt từ bếp đến nồi một cách hiệu quả và giảm tiêu thụ điện năng.
  • Điều chỉnh công suất phù hợp: Lựa chọn mức công suất thích hợp cho từng loại món ăn. Bên cạnh đó, bạn nên tắt bếp trước khi thức ăn chín hoàn toàn để có thể tận dụng nhiệt độ dư làm chín phần còn lại.
  • Sử dụng chức năng tiết kiệm điện: Bếp từ hiện đại được trang bị các tính năng thông minh như nấu tự động, hẹn giờ, tạm dừng, giúp tối ưu hóa việc nấu nướng và giảm lượng điện năng sử dụng.
  • Vệ sinh bếp thường xuyên: Vệ sinh bề mặt bếp từ sau mỗi lần nấu ăn để đảm bảo nhiệt được truyền trực tiếp, đảm bảo hiệu suất nấu nướng cao.
chỉnh công suất nấu phù hợp và vệ sinh bếp là cách dùng bếp từ tiết kiệm điện

Điều chỉnh công suất nấu phù hợp và vệ sinh bếp thường xuyên giúp tiết kiệm điện năng

Hướng dẫn cách vệ sinh bếp từ

Sau đây, SAKURA Việt Nam sẽ hướng dẫn vệ sinh bếp từ đúng cách, hiệu quả:

Vệ sinh sau mỗi lần sử dụng:

  • Sau khi nấu ăn xong, bạn đợi cho bếp từ nguội hoàn toàn trước khi tiến hành vệ sinh để đảm bảo an toàn.
  • Sử dụng khăn ẩm mềm để lau sạch mặt bếp từ, giúp loại bỏ dầu mỡ và các vết bẩn một cách dễ dàng.
  • Sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho bếp từ để xử lý các vết bẩn cứng đầu.
  • Lau lại bếp bằng khăn ẩm, sau đó sử dụng khăn khô để đảm bảo bề mặt bếp sạch và bóng.

Vệ sinh định kỳ:

  • Nên vệ sinh bếp từ ít nhất 1 lần/tuần một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.
  • Tháo rời các bộ phận bếp từ ra ngoài như khay hứng dầu, vòng nấu vệ sinh riêng.
  • Sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, baking soda hoặc chanh để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu.
  • Sau khi vệ sinh, lau khô tất cả các bộ phận và lắp vào bếp từ.
Hướng dẫn cách vệ sinh bếp từ

Hướng dẫn cách vệ sinh bếp từ

Các cảnh báo lỗi trên bếp từ thường gặp nghĩa là gì?

Trong quá trình sử dụng bếp từ, người dùng đôi khi sẽ gặp phải một số lỗi làm ảnh hưởng đến quá trình nấu nướng. Dưới đây là lý giải các cảnh báo lỗi thường gặp trên bếp từ:

  • E0: Không nhận diện được dụng cụ nấu (xoong, nồi, chảo,…)
  • E1: Bếp nóng, lỗi quá nhiệt
  • E2: Điện áp kết nối với bếp quá cao, vượt mức cho phép
  • E3: Điện áp kết nối với bếp quá  yếu
  • E4: Bếp từ quá tải nhiệt hoặc nhiệt độ của dụng cụ đun nấu quá cao
  • E5:  Trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt
Các cảnh báo lỗi thường xảy ra trên bếp từ

Các cảnh báo lỗi thường xảy ra trên bếp từ

Có phải đặt nồi lên bếp trước mới bật bếp từ được?

Nên đặt nồi lên bếp trước rồi mới bật bếp từ. Bếp từ sẽ phát ra cảnh báo nếu như phát hiện bề mặt bếp đang không có nồi. Vì thế, nên đặt nồi đã có thức ăn lên trên rồi mới bật bếp từ.

Nên đặt nồi lên bếp trước rồi mới bật bếp từ

Nên đặt nồi lên bếp trước rồi mới bật bếp từ

Thông qua bài viết trên,  SAKURA Việt Nam đã hướng dẫn cách sử dụng bếp từ an toàn hiệu quả và tiết kiệm điện. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng bếp từ hoặc cần tư vấn đặt mua bếp từ, hãy liên hệ ngay với SAKURA Việt Namđể được hỗ trợ tư vấn ngay nhé.

Thông tin liên hệ SAKURA Việt Nam:

Bài viết liên quan