Bếp từ là loại bếp sử dụng hiện tượng cảm ứng điện từ để nấu chín thức ăn, được sử dụng dựa theo nguyên lý cảm ứng từ dòng điện Fuco. Bếp từ giúp tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, an toàn khi sử dụng và dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên, nhược điểm của bếp từ là giá thành khá cao, khó tương thích với nhiều loại nồi, nhu cầu năng lượng cao và phụ thuộc nhiều vào nguồn điện. Hiện nay, có 3 loại bếp từ phổ biến trên thị trường bao gồm bếp từ đơn, bếp từ đôi và bếp từ 3 vùng nấu. Trong bài viết dưới đây, SAKURA Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về bếp từ là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của bếp cũng như các loại bếp từ phổ biến trên thị trường hiện nay.

tìm hiểu bếp từ là gì

Bếp từ là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của bếp

Bếp từ là gì?

Bếp từ là loại bếp sử dụng dòng điện cảm ứng để tạo ra nhiệt làm chín thức ăn. Cấu tạo bếp từ bao gồm 6 bộ phận chính:

  • Bề mặt kính: Được làm từ vật liệu kính cao cấp như kính chịu nhiệt, kính Ceramic, kính  Schott Ceran, có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt, chống trầy xước và va đập. Bề mặt kính giúp bảo vệ thân bếp và linh kiện bên trong, làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian căn bếp.
  • Bảng điều khiển: Bảng điều khiển được đặt trên bề mặt của bếp từ, có hệ thống nút bấm vật lý hoặc cảm ứng, giúp người dùng điều chỉnh các chế độ nấu, nhiệt độ, hẹn giờ và thao tác dễ dàng.
  • Mâm nhiệt (cuộn cảm): Mâm nhiệt là linh kiện quan trọng, đảm bảo sinh nhiệt độ, giúp bếp hoạt động an toàn và ổn định.
  • Quạt làm mát: Chịu trách nhiệm làm mát và giảm nhiệt độ của các linh kiện bên trong bếp, đồng thời duy trì sự cân bằng nhiệt độ khi bếp hoạt động với công suất cao.
  • Bo mạch điều khiển: Cung cấp dòng điện cao cho mâm nhiệt và nhận lệnh thao tác từ bảng điều khiển, đảm bảo bếp luôn hoạt động ổn định.
  • Khung bếp: Khung bếp được làm từ các vật liệu chất lượng cao như nhôm hoặc thép không gỉ có cấu tạo chắc chắn, chịu nhiệt tốt và có độ bền vượt trội. Nó cũng giúp bảo vệ các linh kiện bên trong, giữ cho bếp từ hoạt động ổn định.

Bên cạnh đó, bếp từ còn được trang bị một số chức năng hiện đại như:

  • Chức năng Booster: Gia tăng nhiệt độ nhanh chóng, giúp thực phẩm nhanh chín và tiết kiệm thời gian nấu nướng.
  • Chức năng hẹn giờ: Tự động ngắt điện khi hết thời gian đặt trước, giúp quản lý thời gian nấu nướng một cách linh hoạt.
  • Chức năng khóa trẻ em: Ngăn chặn tai nạn không mong muốn bằng cách vô hiệu hóa các chức năng điều khiển, đề phòng khi trẻ vô tình tiếp xúc với bếp từ.
Thông tin của bếp từ và cấu tạo của bếp

Bếp từ là loại bếp sử dụng dòng điện cảm ứng để nấu chín thức ăn

Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Nguyên lý hoạt động của bếp từ dựa trên hiện tượng cảm ứng từ dòng điện Fuco, truyền năng lượng điện không dây bằng cảm ứng từ cuộn dây vào bình kim loại. Một cuộn dây được gắn dưới bề mặt nấu và dòng điện xoay chiều tần số vô tuyến thấp (từ 25 – 50 kHz) sẽ được truyền qua cuộn dây này, tạo ra một trường điện từ có từ tính mạnh.

Khi nồi dẫn điện phù hợp được đặt trên bề mặt nấu, từ trường trong cuộn dây sẽ tạo ra dòng điện xoáy mạnh trong nồi. Cuộn dây thường được thiết kế với nhiều vòng, trong khi đáy nồi tạo một vòng ngắn mạch, trở thành một máy biến áp làm giảm điện áp và tăng cường dòng điện. Dòng điện lớn này sẽ chạy qua đáy nồi, thông qua quá trình đốt nóng Joule tạo ra nhiệt, vì vậy nồi sẽ nóng lên và truyền nhiệt vào thức ăn.

Nguyên Lý Hoạt động Của Bếp Từ

Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng  từ dòng điện Fuco

Ưu và nhược điểm của bếp từ

Ưu điểm

Bếp từ có 6 ưu điểm nổi bật bao gồm:

  • Tiết kiệm năng lượng: Bếp từ nấu nhanh hơn bếp điện và bếp gas đến 50%. Điều này là do bếp từ truyền nhiệt trực tiếp đến dụng cụ nấu, giảm thiểu sự lãng phí nhiệt và tiết kiệm điện năng hiệu quả.
  • Thân thiện với môi trường: Bếp từ không thải ra khí CO hay CO2 khi nấu, từ đó góp phần bảo vệ môi trường và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm.
  • An toàn tối đa: Bếp từ không sử dụng lửa mở, giúp giảm nguy cơ cháy nổ và bỏng. Bên cạnh đó, bề mặt bếp không nóng mà chỉ có nồi nấu nóng lên, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là với những gia đình có trẻ nhỏ.
  • Dễ dàng vệ sinh: Bề mặt bếp bằng kính phẳng, không có khe cạn, giúp dễ dàng lau chùi, hạn chế tình trạng thức ăn rơi vào bên trong bếp, giữ cho bếp được hoạt động ổn định.
  • Kiểm soát nhiệt độ chính xác: Bếp từ cho phép người dùng điều chỉnh nhiệt độ nấu một cách chính xác thông qua các nút tăng giảm nhiệt độ, giúp món ăn trở nên ngon hơn.
  • Tính năng thông minh: Các mẫu bếp từ hiện đại đều được trang bị các tính năng thông minh như hẹn giờ, khóa an toàn trẻ em, giúp trải nghiệm nấu nướng của người dùng trở nên an toàn và tiện lợi hơn.
Ưu điểm nổi bật của bếp từ

Bếp từ có thiết kế sang trọng, hiện đại, thân thiện với môi trường và nhiều tính năng thông minh

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì bếp từ cũng có 4 nhược điểm sau:

  • Chi phí cao hơn ban đầu: Bếp từ thường có giá thành cao hơn so với bếp gas hoặc bếp điện do áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, vật liệu chất lượng cao trong quá trình sản xuất cũng như trang bị nhiều tính năng thông minh, hiện đại.
  • Tương thích với ít dụng cụ nấu: Chỉ có các loại nồi chảo có từ tính mới có thể dùng được trên bếp từ. Điều này có thể khiến người dùng phải mua nồi và chảo mới, được làm từ vật liệu từ tính. Do đó mà chi phí cũng tăng lên đáng kể.
  • Nhu cầu năng lượng cao: Bếp từ đòi hỏi một lượng điện năng đáng kể để đảm bảo có thể hoạt động hiệu quả. Vì thế, đôi khi người dùng phải nâng cấp hệ thống điện trong nhà để đảm bảo cung cấp lượng điện đủ cho bếp từ hoạt động.
  • Phụ thuộc vào nguồn điện: Ở những khu vực thường xuyên mất điện, sử dụng bếp từ có thể là một hạn chế lớn so với bếp gas bởi bếp gas có thể hoạt động mà không cần nguồn điện.
Nhược điểm của bếp từ

Các mẫu bếp từ thường kén nồi, giá thành cao và phụ thuộc vào dòng điện

Các loại bếp từ phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường có 3 loại bếp từ phổ biến nhất là bếp từ đơn, bếp từ đôi và bếp từ 3 vùng nấu.

Bếp từ đơn

Bếp từ đơn là loại bếp từ có chỉ một vùng nấu, thường có công suất tối đa từ 1800W – 2200W. Bếp từ đơn thích hợp cho những người ít khi nấu ăn tại nhà, chẳng hạn như những người sống độc thân, sinh viên hoặc người sống các căn hộ chung cư hoặc nhà trọ.

Phân loại:

  • Bếp từ dương đơn: Là loại bếp từ dương có 1 vùng nấu, phần thân lắp nổi lên trên mặt đá, không lắp cố định như bếp từ âm, dễ dàng di chuyển.
  • Bếp từ âm đơn: Là loại bếp từ âm có phần thân được lắp chìm dưới kệ bếp, mặt kính nổi trên mặt bàn bếp, có 1 vùng nấu.

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ hơn so với một số loại bếp từ trên thị trường.
  • Thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt trong việc di chuyển.
  • An toàn khi sử dụng vì nhiệt chỉ tập trung ở một vùng nấu, không tỏa nhiệt ra mặt bếp.
  • Bề mặt kính dễ vệ sinh, chịu lực và chịu nhiệt tốt.

Nhược điểm:

  • Chỉ có một vùng nấu nên hạn chế trong việc nấu nhiều món cùng một lúc.

Giá thành: Khoảng từ 500.000 – 3.000.000 VND.

Bếp từ đơn có 1 vùng nấu và kích thước nhỏ gọn

Bếp từ đơn có 1 vùng nấu và kích thước nhỏ gọn

Bếp từ đôi

Bếp từ đôi là loại bếp thiết kế 2 vùng nấu riêng biệt, sử dụng nguyên lý từ trường để nấu chín thức ăn. Bếp từ đôi phù hợp với không gian bếp nhỏ và vừa, gia đình có từ 4 – 6 thành viên.

Phân loại:

  • Bếp từ đôi dương: Là loại bếp có phần thân được đặt nổi lên mặt bếp, thiết kế 2 vùng nấu riêng biệt.
  • Bếp từ đôi âm: Là loại bếp từ có thiết kế 2 vùng nấu, phần thân lắp chìm xuống kệ tủ, mặt bếp lắp đặt nổi hoặc bằng lên so với mặt tủ.

Ưu điểm:

  • Thiết kế vừa đủ, thích hợp với các căn bếp có diện tích vừa.
  • Tiết kiệm điện năng khi sử dụng, công nghệ tiên tiến giúp tối ưu hóa hiệu suất nấu nướng và tiêu thụ năng lượng.
  • Có 2 vùng nấu ăn riêng biệt, tiện lợi giúp người dùng có thể nấu nhiều món ăn cùng một lúc.

Nhược điểm:

  • Bếp từ kén nồi, chỉ sử dụng được với các nồi nấu có đáy nhiễm từ.
  • Giá thành cao hơn so với bếp từ đơn.
  • Khó di chuyển khi đi du lịch, picnic,…

Giá thành: Khoảng từ 4.000.000 –  30.000.000 VND.

Bếp từ đôi có 2 vùng nấu với thiết kế tiện nghi

Bếp từ đôi có 2 vùng nấu với thiết kế tiện nghi

Bếp từ 3 vùng nấu

Bếp từ 3 vùng nấu là loại bếp có thiết kế 3 vùng nấu riêng biệt trên cùng một mặt bếp và có tổng công suất tối đa lên đến 5600W. Bếp từ 3 vùng nấu  phù hợp với những gia đình có đông thành viên (từ 7 người trở lên), có không gian bếp rộng rãi, nhu cầu nấu nướng đa dạng.

Phân loại:

  • Bếp từ 3 vùng nấu âm: Là loại bếp từ âm có thiết kế 3 vùng nấu trên cùng 1 mặt bếp, phần thân được lắp chìm xuống dưới.
  • Bếp từ 3 vùng nấu dương: Là loại bếp từ dương có thiết kế 3 vùng nấu, phần thân được đặt trên mặt bếp thông thường.

Ưu điểm:

  • Công suất hoạt động lớn, tăng hiệu suất nấu nướng, tiết kiệm thời gian nấu ăn.
  • 3 vùng nấu giúp người dùng chế biến nhiều món cùng một lúc, đa dạng hóa bữa ăn trong gia đình.

Nhược điểm:

  • Kích thước lớn, chỉ phù hợp với các không gian bếp rộng rãi.
  • Khó di chuyển và lắp đặt.
  • Mức giá cao hơn so với các loại bếp từ đơn và bếp từ đôi.

Giá thành: Khoảng từ 10.000.000 – 50.000.000 VND

Bếp từ 3 vùng nấu có giá thành cao, giúp nấu được nhiều món cùng lúc

Bếp từ 3 vùng nấu có giá thành cao, giúp nấu được nhiều món cùng lúc

Giải đáp các thắc mắc liên quan đến bếp từ

Tuổi thọ trung bình của bếp từ là bao nhiêu? Có cách nào kéo dài tuổi thọ bếp?

Tuổi thọ trung bình của bếp từ thường dao động từ 10 – 15 năm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng linh kiện, nguồn điện, cách sử dụng và bảo trì. Để kéo dài tuổi thọ của bếp từ, bạn có thể tham khảo 6 cách sau đây:

  • Sử dụng nồi nấu phù hợp: Khi sử dụng bếp từ, bạn cần chọn nồi nấu có đáy nhiễm từ và có kích thước phù hợp với vùng nấu để đảm bảo hiệu suất nấu tốt nhất cũng như bảo vệ bề mặt bếp.
  • Tránh để bếp hoạt động quá tải: Hạn chế sử dụng bếp ở mức công suất cao trong thời gian dài để giảm thiểu tình trạng quá tải, làm hư hỏng các thiết bị và linh kiện bên trong.
  • Vệ sinh bếp thường xuyên: Lau sạch mặt bếp sau mỗi lần sử dụng bằng khăn ẩm để loại bỏ bụi bẩn, cặn bám trên bề mặt bếp, giúp bảo quản bề mặt bếp và duy trì hiệu suất sử dụng.
  • Kiểm tra và bảo trì định kỳ: Kiểm tra và bảo trì bếp định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần  để phát hiện sớm và khắc phục các lỗi tiềm ẩn, giảm thiểu rủi ro hỏng hóc cho bếp.
  • Tránh để mặt bếp tiếp xúc với vật dụng kim loại: Không nên để các vật dụng kim loại tiếp xúc trực tiếp với mặt bếp vì có thể làm trầy xước hoặc gây hỏng hóc bề mặt kính.
  • Lắp đặt bếp ở vị trí thông thoáng: Nên lắp đặt bếp ở vị trí thông thoáng để tối ưu hóa hiệu suất và tuổi thọ của bếp.
Tuổi thọ của bếp từ dao động từ 10 - 15 năm

Tuổi thọ của bếp từ dao động từ 10 – 15 năm

Bếp từ có kén nồi không?

Câu trả lời là có. Bếp từ không tương thích với các loại dụng cụ nấu không có đáy từ tính như thép không gỉ nguyên chất, nhôm, đồng, thuỷ tinh, gỗ, gốm, sứ, đất nung,… Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng các nồi hoặc chảo có đáy không phẳng hoặc lõm trên bếp điện từ.

Bếp từ không tương thích với dụng cụ nấu không có từ tính

Bếp từ không tương thích với dụng cụ nấu không có từ tính

Bếp từ có an toàn không? Có gây hại cho sức khỏe không?

Bếp từ rất an toàn khi sử dụng và không gây hại cho sức khỏe. Các loại bếp từ hiện nay đều có tính năng tự động ngắt khi bếp hoạt động quá tải. Tính năng này ngăn ngừa các nguy hiểm khi người dùng quên tắt bếp hoặc khi không có nồi hoặc chảo trên mặt bếp, giảm nguy cơ cháy nổ. Nhiều loại bếp từ còn được trang bị các tính năng an toàn như khóa trẻ em, khóa vệ sinh, chức năng bảo vệ quá nhiệt và cảm biến khí độc.

Bên cạnh đó, bếp từ khi hoạt động không tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh, không gây cháy nổ, không đốt oxy và không thải ra khí CO,  CO2 vào không gian bếp. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe cho người dùng khỏi khí độc và ô nhiễm không khí.

Bếp từ an toàn khi sử dụng và không gây hại cho sức khỏe

Bếp từ an toàn khi sử dụng và không gây hại cho sức khỏe

Thông qua bài viết trên, SAKURA Việt Nam đã cùng bạn tìm hiểu bếp từ là gì, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm và các loại bếp từ phổ biến hiện nay. Với những ưu điểm nổi bật, bếp từ đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình Việt. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn đặt mua bếp từ, hãy liên hệ ngay đến SAKURA Việt Nam để được hỗ trợ nhé.

Thông tin liên hệ SAKURA Việt Nam:

Bài viết liên quan